Trong các vụ án hình sự xảy ra rất nhiều trường hợp là do vô ý, là sự không mong muốn của người phạm tội. Vậy hiểu thế nào là vô ý phạm tội hay cố ý phạm tội. Hãy cùng Luật Phúc Gia phân tích kĩ hơn nhé.
- Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội được quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015
“Điều 10. Cố ý phạm tội
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.
Như vậy theo quy định tại Điều 10 BLHS 2015 thì Cố ý phạm tội có 2 trường hợp:
Thứ nhất, Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguyên hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
Theo như trường hợp này có thể thấy, người thực hiện hành vi ở đây có lỗi có ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mong muốn hậu qủa xảy ra.
Xét về mặt lý trí, người phạm tội trong trường hợp phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra của hành vi. Cụ thể hơn, khi người phạm tội thực hiện một hành vi thì đã biết được hành vi của mình là có hại, gây hại cho xã hội, đi ngược lại lợi ích, yêu cầu, chuẩn mực về đạo đức chung của xã hội. Sự nhận thức này phụ thuộc vào những phẩm chất của chủ thể thực hiện hành vi như kinh nghiệm sống, học vấn, trí tuệ, hiểu biết pháp luật, khả năng nhận thức được hành vi mình đang thực hiện. Khả năng nhận thức được hậu quả của hành vi là hình dung ra những nét chung nhất, những đặc điểm nổi bật nhất khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Xét về mặt ý chí, Người phạm tội mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, mong muốn hậu quả mà họ đã thấy trước, đã dự định trước, đã hình dung từ trước khi thực hiện hành vi sẽ xảy ra trên thực tế. Để xác định tồn tại trong ý thức của chủ thể mong muốn xuất hiện hậu quả nào đó là vấn đề phức tạp, thông thường phải đánh giá dựa trên các tình tiết khách quan từ hành động và những xử sự của chủ thể để xác định rõ vấn đề này
Thứ hai, Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Việc để mặc cho hậu quả xảy ra có nghĩa là việc hậu quả có xảy ra hay không đối với người phạm tội đều có ý nghĩa như nhau. Người phạm tội chấp hậu quả nguy hiểm cho xã hôin xuất hiện trên thực tế hay không xuất hiện. Người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội với mục đích khác, nhưng họ thấy trước được khi thực hiện hành vi sẽ có hậu quả nguy hiểm cho xã hội và hậu quả này dù không phù hợp với mục đích ban đầu của mình nhưng vẫn chấp nhận để hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Đây là lỗi cố ý gián tiếp.
Xét về mặt lý trí, thì cũng tương đồng với cố ý trực tiếp. Người phạm tội đều nhận thức được hành vi của mình là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước đậu hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra.
Xét về mặt ý chí, người phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra mà thực hiện hành vi với một mục đích khác, nhưng lại để mặc hậu quả xảy ra
2. Vô ý phạm tội
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Lỗi vô ý được phân định thành 2 dạng lỗi:
Thứ nhất, Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi của người trong trường hợp thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; vì vậy đã thực hiện hành vi và gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Về lý trí: người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là chủ thể nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội từ chính hành vi mà mình thực hiện.
Sự giống nhau giữa vô ý phạm tội vì quá tự tin và cố ý gián tiếp là người phạm tội đều nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Sự khác nhau về lý trí giữa hai hình thức này của lỗi thể hiện như sau: Trong trường hợp cô’ ý gián tiếp, chủ thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội một cách tương đối rõ ràng, cụ thể. Trong trường hợp vô ý phạm tội vì quá tự tin người phạm tội nhìn thấy hậu quả có thể xảy ra, cũng có thể không xảy ra, hậu quả được chủ thể nhận thức chung chung, chưa mang tính cụ thể. Người phạm tội tin ở khả năng hậu quả sẽ không xảy ra nên đã thực hiện hành vi.
Tuy nhiên xét về ý chí: người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Điều này chính là điểm phân biệt giữa cố ý gián tiếp và vô ý vì quá tự tin
Thứ hai, Vô ý phạm tội vì cẩu thả là lỗi của 1 người trong trường hợp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội vì cẩu thả đã không thấy trước hậu quả đó mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được. Tức là người phạm tội trong trường hợp này đã không nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.
Trên đây là một số phân tích pháp lý về Cố ý phạm tội và vô ý phạm tội. Mọi vướng mắc pháp lý liên quan vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH PHÚC GIA
Hotline: 0985.181.183
Gmail: luatphucgia@gmail.com
Địa chỉ: Số 55 Phố Đỗ Quang, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội