Vậy, hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
1. Khái niệm “chất thải” theo Luật Bảo vệ môi trường
Căn cứ khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chất thải được hiểu là:
“Vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.”
Điều này có nghĩa, mọi sản phẩm, vật liệu không còn giá trị sử dụng và bị loại bỏ trong quá trình hoạt động của cá nhân, tổ chức đều có thể bị xem là chất thải. Đặc biệt, với các sản phẩm mỹ phẩm hết hạn, không rõ nguồn gốc, nếu không được phân loại và xử lý đúng cách, sẽ bị xem là vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
2. Hành vi xả chất thải trái phép là hành vi bị nghiêm cấm
Theo khoản 1 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020, xả chất thải trái phép ra môi trường là hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:
Hành vi xả thải trái phép không những gây ô nhiễm mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát tán các chất độc hại, làm suy giảm chất lượng đất, nước, không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
3. Chế tài xử phạt hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 55/2021/NĐ-CP), cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về xả thải sẽ bị xử lý như sau:
- Hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân, và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép xử lý chất thải hoặc giấy phép xả khí thải;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
+ Tạm đình chỉ hoạt động có liên quan đến hành vi xả thải.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm;
+ Buộc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm và báo cáo kết quả đã khắc phục.
=> Đây là các chế tài mang tính răn đe mạnh mẽ, nhằm ngăn ngừa các hành vi tiếp tục vi phạm và tái diễn trong tương lai.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu hành vi xả thải gây hậu quả nghiêm trọng, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể:
4. Thực trạng và bài học cảnh báo
Các vụ việc xả chất thải trái phép như đổ bỏ mỹ phẩm tại Hà Nội, Đà Lạt cho thấy thực trạng đáng báo động trong việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường. Nhiều tổ chức, cá nhân vẫn tìm cách né tránh chi phí xử lý chất thải bằng cách xả lén lút hoặc vứt bỏ ngoài môi trường, gây hậu quả lâu dài và khó khắc phục.
Vì vậy, việc siết chặt chế tài, tăng cường giám sát và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Xả chất thải trái phép ra môi trường không chỉ là hành vi vi phạm hành chính mà còn có thể bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Từng cá nhân, tổ chức cần nâng cao nhận thức và tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường để bảo vệ hệ sinh thái, sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.
Trụ sở: Tầng 5 tòa nhà văn phòng số 55 Phố Đỗ Quang, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội.
Hotline: 0243.995.33.99 - 0912.68.99.68
Email: tuvan@luatphucgia.vn