Đối với hành vi nhặt được vàng mà không đem trả lại hay nộp lại cho cơ quan nhà nước dù đã nhận được thông báo đem trả, xác định được chủ sở hữu của số vàng đó là ai thì đây là hành vi chiến giữ tài sản trái phép
Chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó. Do đó, trong trường hợp cá nhân nhặt được vàng mà không trả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Như vậy theo quy định này thì những hành vi hôi của, nhạt vàng từ hành vi phạm tội của người khác với giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, đồng thời đã biết được chủ sở hữu số vàng đó là chủ tiệm vàng vừa bị cướp nhưng cố tình không trả lại hay giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
- Xử phạt vi phạm hành chính
Trong trường hợp vàng người dân chiếm giữ trái phép không đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 176 BLHS thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi: “Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác” được quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;phòng cháy, chữa cháy cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình. Theo đó, hành vi chiếm giữ tài sản của người khác có mức xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thiết nghĩ gia chủ khi bị cướp đã mất đi nhiều tiền của thì những người đã nhặt được vàng cũng nên trả lại số của cải không phải của mình cho chủ sở hữu. Hành động này sẽ góp phần làm ổn định tình hình an ninh, trật tự của địa phương. Vừa là giúp người và cũng là giúp chính mình