
1. Hạn chế áp dụng hình phạt tù và mở rộng hình phạt ngoài tù
- Bộ luật quy định hình phạt tiền là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng. Riêng đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường thì phạt tiền là hình phạt chính có thể áp dụng đối với cả tội rất nghiêm trọng.
- Bộ luật cũng đã mở rộng nội hàm của hình phạt cải tạo không giam giữ, theo đó, trong trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ với thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong một tuần. Biện pháp này không áp dụng đối với người già yếu, phụ nữ có thai.
- Đối với hình phạt tù, Bộ luật khẳng định nguyên tắc không áp dụng hình phạt tù đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý (khoản 2 Điều 37), theo đó, tại Phần các tội phạm, số lượng các khoản không quy định hình phạt tù tăng từ 06 khoản (theo Bộ luật hình sự năm 1999) lên hơn 30 khoản.
2. Giảm thiểu và loại bỏ hình phạt tử hình
- Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình ở 08 tội danh gồm:
(1) cướp tài sản (Điều 168);
(2) sản xuất, buôn bán hàng cấm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193);
(3) tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249);
(4) chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252);
(5) phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303);
(6) chống mệnh lệnh (Điều 394);
(7) đầu hàng địch (Điều 399);
(8) tội hoạt động phỉ (do Bộ luật Hình sự đã bỏ tội danh này).
Như vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn còn duy trì hình phạt tử hình đối với 18 tội danh trong tổng số 314 tội danh.
3. Bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Đây là điểm mới nổi bật, mang tính đột phá trong chính sách hình sự nước ta, làm thay đổi nhận thức truyền thống về tội phạm và hình phạt. Việc bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào Bộ luật Hình sự xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn và nhằm góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm pháp luật của pháp nhân trong thời gian qua, nhất là những vi phạm trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại do các vi phạm của pháp nhân gây ra
4. Hoàn thiện kỹ thuật lập pháp và nâng cao tính minh bạch
Hơn thế nữa, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa tối đa các tình tiết định tội, định khung có tính chất định tính, trừu tượng trong cấu thành của hầu hết các tội phạm
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã lượng hóa nhiều tình tiết định tính của Bộ luật Hình sự năm 1999 như: “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”; “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”; “thu lợi bất chính lớn”, “thu lợi bất chính rất lớn”, “thu lợi bất chính đặc biệt lớn”; “đất có diện tích lớn”, “đất có diện tích rất lớn”, “đất có diện tích đặc biệt lớn”; “giá trị lớn”, “giá trị rất lớn”, “giá trị đặc biệt lớn” bằng các quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
5. Sửa đổi quy định về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
(1) các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người;
(2) các tội xâm phạm sở hữu;
(3) các tội phạm về ma túy;
(4) các tội xâm phạm an toàn công cộng.
Nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên, đáp ứng yêu cầu của Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các văn kiện quốc tế về tư pháp người chưa thành niên, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa các điều kiện miễn trách nhiệm hình sự áp dụng riêng cho từng đối tượng người chưa thành niên (người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi), đồng thời, bổ sung 03 biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp các em được miễn trách nhiệm hình sự, gồm:
(1) Khiển trách;
(2) Hòa giải tại cộng đồng;
(3) Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
6. Bổ sung và điều chỉnh các tội danh mới
Ví dụ, bổ sung tình tiết sử dụng "hung khí" trong tội gây rối trật tự công cộng
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (chương XVIII) theo hướng phi tội phạm hóa đối với 04 tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999, gồm:
(1) Kinh doanh trái phép;
(2) Báo cáo sai trong quản lý kinh tế;
(3) Vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
(4) Sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;
Việc loại bỏ 04 tội phạm này khỏi Bộ luật Hình sự nhằm bảo đảm quyền tự do và tự chủ của các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời phù hợp với tình hình tội phạm thời gian qua.
Bên cạnh đó, cùng với việc bổ sung 18 tội danh mới thuộc 08 nhóm tội phạm khác nhau, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng bổ sung 16 tội danh mới trong các lĩnh vực kinh tế để kịp thời đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm này.
Những thay đổi này phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, bảo vệ quyền con người và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Mọi vướng mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan trong lĩnh vực pháp luật vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH PHÚC GIA
Trụ sở: Tầng 5 tòa nhà văn phòng số 55 Phố Đỗ Quang, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy , Thành Phố Hà Nội.
Hotline: 0912.68.99.68 - 024.39.95.33.99
Email: tuvan@luatphucgia.vn