Thưa Luật sư bố tôi có sáng tác một bài hát, đã đăng ký bản quyền với cục sở hữu trí tuệ, nhưng dạo đây tôi thấy có rất nhiều ca sĩ cover lại mà không hề hỏi ý kiến của bố tôi. Vậy đây có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả không ạ? Với hành vi như vậy thì mức độ xử phạt như thế nào ạ?
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Phúc Gia, về vấn đề mà bạn đang quan tâm Luật Phúc Gia gửi đến bạn tư vấn sau:
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của Internet và độ phổ biến của mạng xã hội, hành vi xâm phạm bản quyền bài hát ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Một số hành vi xâm phạm phổ biến là:
· Hành vi cover lại bài hát khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu bài hát.
· Hành vi chế lại lời bài hát khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu bài hát.
· Hành vi đưa bài hát lên Youtube, Facebook, Tiktok, Instagram… mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bài hát.
· Hành vi sử dụng bài hát trong các buổi liveshow của nghệ sĩ… mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bài hát.
· Hành vi sử dụng bài hát trong các MV ca nhạc, … mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bài hát.
Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm và yêu cầu của Bên bị xâm phạm thì Bên có hành vi xâm phạm bản quyền bài hát có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt như: phạt tiền, các hình thức phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể quy định tại Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 và Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 214. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả (Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019)
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Điều 2. Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức (Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013)
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân
Khi phát hiện có hành vi xâm phạm bản quyền bài hát, tùy theo tính chất, mức độ cũng như hình thức xâm phạm, bạn có thể lựa chọn một hoặc một số cách thức xử lý như sau:
· Bạn khiếu nại, cảnh báo vi phạm (đánh gậy bản quyền) đến các nền tảng theo chính sách của nền tảng đó nếu bài hát của bạn bị đăng tải, cover,… trên các nền tảng mà chưa có sự đồng ý của bạn.
· Bạn gửi thông báo bằng văn bản (như Thư khuyến cáo) đến Bên có hành vi xâm phạm yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm.
· Khởi kiện bên có hành vi xâm phạm bản quyền bài hát ra Tòa án.
· Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm bản quyền bài hát.
Trên đây là tư vấn của Luật Phúc Gia về vấn đề mà bạn quan tâm, mọi vướng mắc pháp lý vui lòng liên hệ Luật Phúc Gia, Hotline: 0985.181.183
Trân trọng!
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Phúc Gia, về vấn đề mà bạn đang quan tâm Luật Phúc Gia gửi đến bạn tư vấn sau:
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của Internet và độ phổ biến của mạng xã hội, hành vi xâm phạm bản quyền bài hát ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Một số hành vi xâm phạm phổ biến là:
· Hành vi cover lại bài hát khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu bài hát.
· Hành vi chế lại lời bài hát khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu bài hát.
· Hành vi đưa bài hát lên Youtube, Facebook, Tiktok, Instagram… mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bài hát.
· Hành vi sử dụng bài hát trong các buổi liveshow của nghệ sĩ… mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bài hát.
· Hành vi sử dụng bài hát trong các MV ca nhạc, … mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bài hát.
Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm và yêu cầu của Bên bị xâm phạm thì Bên có hành vi xâm phạm bản quyền bài hát có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt như: phạt tiền, các hình thức phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể quy định tại Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 và Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 214. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả (Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019)
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Điều 2. Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức (Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013)
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân
Khi phát hiện có hành vi xâm phạm bản quyền bài hát, tùy theo tính chất, mức độ cũng như hình thức xâm phạm, bạn có thể lựa chọn một hoặc một số cách thức xử lý như sau:
· Bạn khiếu nại, cảnh báo vi phạm (đánh gậy bản quyền) đến các nền tảng theo chính sách của nền tảng đó nếu bài hát của bạn bị đăng tải, cover,… trên các nền tảng mà chưa có sự đồng ý của bạn.
· Bạn gửi thông báo bằng văn bản (như Thư khuyến cáo) đến Bên có hành vi xâm phạm yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm.
· Khởi kiện bên có hành vi xâm phạm bản quyền bài hát ra Tòa án.
· Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm bản quyền bài hát.
Trên đây là tư vấn của Luật Phúc Gia về vấn đề mà bạn quan tâm, mọi vướng mắc pháp lý vui lòng liên hệ Luật Phúc Gia, Hotline: 0985.181.183
Trân trọng!