
1. Bản quyền âm nhạc trên YouTube là gì?
2. Các bước đăng ký bản quyền âm nhạc Youtube
- Tra cứu thông tin trên Internet.
- Liên hệ với các hiệp hội, tổ chức bảo vệ quyền tác giả.
- Liên hệ với tác giả, chủ sở hữu tác quyền.
Bước 2: Liên hệ với tác giả, chủ sở hữu tác quyền
Liên hệ với tác giả, chủ sở hữu tác quyền qua email, điện thoại, hoặc trực tiếp nêu rõ thông tin về đoạn nhạc hay video và nêu rõ mục đích muốn sử dụng đoạn nhạc hay video đó.
Đồng thời thương lượng, đàm phán về các giấy tờ cần thiết với tác giả, chủ sở hữu tác quyền tùy thuộc vào mục đích sử dụng đoạn nhạc hay video. Cụ thể như sau:
- Giấy phép sử dụng đoạn nhạc hay video.
- Giấy xác nhận cho phép sử dụng đoạn nhạc hay video.
- Phí sử dụng đoạn nhạc hay video.
Bước 3: Ký kết các giấy tờ cần thiết.
Bước 4: Tải lên YouTube.
Sau khi đã có giấy phép sử dụng đoạn nhạc hay video thì có thể tải lên YouTube.
Lưu ý:
Trường hợp nếu muốn sử dụng đoạn nhạc hay video nhằm mục đích thương mại thì cần phải trả phí bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu tác quyền.
Trường hợp nếu sử dụng mà chưa xin phép tác giả, chủ sở hữu tác quyền đoạn nhạc hay video đó thì có thể sẽ bị đánh bản quyền và gỡ bỏ video khỏi YouTube hoặc thậm chí bị khóa kênh.
3. Sao chép tác phẩm âm nhạc không xin phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
....
2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, người có hành vi sao chép tác phẩm âm nhạc không xin phép thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
Ngoài ra còn buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có hành vi vi phạm sẽ có mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, đăng ký bản quyền âm nhạc trên YouTube là bước quan trọng để bảo vệ quyền lợi và kiếm tiền từ nội dung của bạn. Việc thực hiện đúng quy trình sẽ giúp bạn tránh rủi ro vi phạm và đảm bảo kiểm soát tốt nội dung của mình trên nền tảng này.
Doanh nghiệp cần dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH PHÚC GIA
Trụ sở: Tầng 5 tòa nhà văn phòng số 55 Phố Đỗ Quang, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội.
Hotline: 0912.68.99.68 - 024.39.95.33.99
Email nhận tư vấn: tuvan@luatphucgia.vn
Website: luatphucgia.vn