
1. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì?
Trong quá trình này, các bên tham gia tố tụng – bao gồm bị cáo, người bị hại, luật sư bào chữa, kiểm sát viên,… – đều được quyền trực tiếp tranh luận, chất vấn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ ra bản án quyết định bị cáo có tội hay không, đồng thời tuyên hình phạt và các biện pháp tư pháp tương ứng. Bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật trong thời hạn luật định.
2. Trình tự phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
2.1. Thụ lý hồ sơ và chuẩn bị xét xử
- Đưa vụ án ra xét xử;
- Trả hồ sơ điều tra bổ sung;
- Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.
Trước ngày mở phiên tòa, Thẩm phán phải xem xét và xử lý các yêu cầu như:
- Triệu tập người làm chứng;
- Cung cấp, bổ sung chứng cứ;
- Thay đổi thành viên Hội đồng xét xử;
- Đề nghị xét xử kín hoặc công khai;
- Xem xét việc bị cáo vắng mặt, thay đổi biện pháp ngăn chặn,…
2.2. Bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm
Thư ký Tòa án kiểm tra sự có mặt của người được triệu tập, phổ biến nội quy phiên tòa.
Chủ tọa phiên tòa khai mạc, công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Thư ký báo cáo danh sách người có mặt/vắng mặt.
Chủ tọa kiểm tra lý lịch và phổ biến quyền, nghĩa vụ cho các bên tham gia.
2.3. Tranh tụng tại phiên tòa
a. Giai đoạn xét hỏi
Chủ tọa và các bên lần lượt xét hỏi bị cáo, bị hại, người làm chứng, giám định viên,… để làm rõ tình tiết vụ án.
Có thể công bố lời khai trong giai đoạn điều tra nếu có mâu thuẫn, người khai không nhớ hoặc vắng mặt.
Lưu ý: Các tài liệu mang tính riêng tư, bí mật quốc gia, thuần phong mỹ tục,… có thể được giữ kín nếu cần thiết.
b. Giai đoạn tranh luận
Kiểm sát viên phải đối đáp lại toàn bộ ý kiến của bị cáo và người bào chữa.
Chủ tọa phiên tòa đảm bảo tranh luận diễn ra dân chủ, không bị hạn chế thời gian nếu nội dung có liên quan đến vụ án.
2.4. Nghị án và tuyên án
Tuyên án được thực hiện công khai, trừ trường hợp xử kín – khi đó chỉ đọc phần quyết định.
Chủ tọa phiên tòa cũng sẽ giải thích quyền kháng cáo và việc thi hành án cho các bên liên quan.
3. Lưu ý khi tham gia phiên tòa sơ thẩm hình sự
Luôn chuẩn bị kỹ về chứng cứ, giấy tờ, lý lẽ pháp lý nếu là người bào chữa hoặc có quyền lợi liên quan.
Nên có luật sư hoặc người đại diện pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp được bảo vệ tối đa.
CÔNG TY LUẬT TNHH PHÚC GIA
Trụ sở: Tầng 5 tòa nhà văn phòng số 55 Phố Đỗ Quang, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy , Thành Phố Hà Nội.
Hotline: 0243.995.33.99 - 0912.68.99.68
Email: tuvan@luatphucgia.vn